Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Chúng ta đều biết rằng bắt tim của ta ngưng đập là điều không thể. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điểu khiển nhịp tim của mình, bằng những cách gián tiếp là đảm bảo cho tim một môi trường cơ thể khỏe mạnh.

  1.     Oxy
  • Oxy là chất duy trì sự sống, không có Oxy các tế bào sẽ chết, vì thế nhiệm vụ của tim là đưa các hồng cầu đi để cung cấp Oxy đến cho các tế bào. Vậy, nếu môi trường không có đủ Oxy, cơ thể thiếu máu, hoặc tim yếu. Não bộ của chúng ta sẽ ép tim phải hoạt động mạnh hơn để cung cấp Oxy cho cơ thể, dẫn đến nhịp tim tăng.
  • Đối với cơ thể thiếu máu, có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ máu như: CHOLEST OFF, TUMERIC, SOYLECYTHIN.

benh-tim-mach-tai-sao-thuong-xuyen-xay-ra-o-nguoi-cao-tuoi 2

  1.     Tâm lý
  • Não là trung tâm thần kinh của cả cơ thể, và não điều khiển mọi hoạt động sống của chúng ta, cũng như là tim. Vì thế, một tâm trạng căng thẳng  hay mệt mỏi cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu oxy của não, qua đó ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Trong một vài trường hợp, bị sốc có thể dẫn đến nhịp tim tăng đột ngột, dẫn đến áp suất máu lên thành động mạch tăng đột ngột, làm vỡ động mạch gây tai biến mạch máu não.
  1.     Ăn uống
  • Ăn uống ảnh hưởng đến nồng độ máu, một chế độ ăn uống dư thừa cholesterol sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, gây tắc động mạch dẫn đến huyết áp tăng.
  • Ăn uống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bằng một cách gián tiếp, tác động lên các cơ quan và hệ cơ quan liên quan đến hệ tuần hoàn như gan, thận, hệ tiêu hóa,…
  1.     Rối loạn các tuyến nội tiết
  • Các tuyến nội tiết điều khiển hoạt động của tim, và nếu vì một lý do nào đó, các tuyến nội tiết như tuyến giáp bị suy, sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim.
  1.     Tim và các cơ quan liên quan đến hệ tuần hoàn bị bệnh
  • Vấn đề lớn nhất là do bản thân tim bị bệnh, khi tim mắc những bệnh như viêm cơ tim, thiếu máu mạch vành, khuyết tật buồng tim trên,… khả năng làm việc của tim sẽ giảm, dẫn đến nhịp tim tăng.

cac-benh-lien-quan-den-tim-mach

  • Ngoài ra, các cơ quan liên quan đến hệ tuần hoàn bị bệnh cũng gây ảnh hường xấu đến nhịp tim như :

+Gan: gan điều hòa lượng đường trong máu, dự trữ máu,… giúp cho máu luôn ở trong thái ổn định về nồng độ, giúp nhịp tim được điều hòa.

+Thận: thận và hệ bài tiết đảm bảo cho nồng độ nước trong máu luôn ở mức ổn định, cân bằng áp suất thẩm thấu của máu,…

+Phổi: là nơi nhận nguồn Oxy từ bên ngoài, phổi bị bệnh sẽ khiến cho cơ thể thiếu đi nguồn Oxy, dẫn đến thay đổi nhịp tim.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, nếu thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ trang với bạn bè của bạn nhé. Chúc bạn có một trái tim khỏe mạnh và một nhịp tim đầy sức sống !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked