Gan và vai trò của gan đối với cơ thể

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể với những chức năng kì diệu không những gan xử lí các chất độc của cơ thể, mà còn biến những chất độc thành những chất có lợi như dịch mật, các hoocmone,…

  1. Gan
  • Là cơ quan có khối lượng nặng nhất cơ thể (trừ da), nằm ở phía bên phải trong ổ bụng, sau xương sườn. Gan tuy được xếp vào hệ tiêu hóa, nhưng gan không chỉ đóng góp cho hệ tiêu hóa. Hoạt động của gan, còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, mạch máu và toàn bộ cơ thể .Có thể nói gan có vai trò rất quan trọng với cơ thể.
  • Gan có một khả năng đặc biệt là tái tạo các tế bào của nó với tốc độ kinh ngạc. Tốc độ tái tạo tế bào của gan ngang ngửa với tốc độ phát triển của một khối ung thư, để khôi phục chức năng và kích thước vốn có của nó.

Milk_Thistle

  1. Chức năng của gan.

Hỗ trợ tiêu hóa: gan được xếp vào hệ tiêu hóa chính bởi chức năng quan trọng này. Gan tiết ra dịch mật và được dẫn đến túi mật và được tá tràng sử dụng để nhũ tương hóa chất béo. Quá trình nhũ tương hóa tách các acid béo phức tạp thành các chất đơn giản hơn mà cơ thể dễ hấp thu.

Chuyển hóa các chất trong cơ thể: máu dược hấp thụ từ hệ tiêu hóa của cơ thể đều đi qua gan, tại tĩnh mạch gan, các chất như carbohydrate, lipit, protein được chuyển hóa thành các chất đơn giản để các tế bào dễ hấp thụ.

Lưu trữ chất dinh dưỡng: gan có chức năng lưu trữ các chất dinh dưỡng trong trường hợp kiểm tra nộng độ các chất trong máu, phát hiện thấy các chất có nồng độ cao, gan sẽ hấp thu và chuyển hóa các chất béo thành một dạng năng lượng dự trữ hay gọi là mỡ . Các chất dinh dưỡng khác như vitamin A B C D E K, kẽm, sắt,… sẽ được lưu trữ trong gan. Khả năng lưu trữ các chất dinh dưỡng của gan giúp nồng độ dường, chất dinh dưỡng trong máu luôn ở mức ổn định.

Loại bỏ những chất độc trong cơ thể: gan luôn kiểm tra máu và là cơ quan chính can thiệp vào máu. Nếu nhận thấy xuất hiện những chất độc hại trong máu, gan sẽ hấp thu chúng và thông qua hệ bài tiết thải ra ngoài hoặc thay đổi chúng thành chất chuyển hóa không hoạt động. Ngoài ra, gan còn loại bỏ hay chuyển hóa các hoocmon trong cơ thể.

Là một tuyến nội tiết: gan không chỉ chuyển hóa và loại bỏ các nội tiết cơ thể, mà bản thân gan cũng có thể sản sinh các chất như prothrombin, fibrinogen, và albumin. Trong đó, albumin là protein giúp cho lượng nước trong các tế bào ổn định.

Bảo vệ cơ thể: nhờ các tế bào được biết với các tên Kuffer, gan cũng có chức năng bảo vệ cơ thể. Các tế bào Kupffer đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện và tiêu hóa các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, các tế bào máu chết,  các tế bào tổn thương. Khi máu chảy qua cổng tĩnh mạch của gan, các thế bào Kuffer sẽ làm sạch dòng máu. Có nhiều loại thuốc bổ gan và các bệnh liên quan đến gan, vì vậy mà chúng ta cần phải tìm hiểu về nó nhiều hơn.

Medical illustration of the anatomy of the liver, gallbladder, and biliary system from an anterior (front) view, including the esophagus, liver, gall bladder, stomach, cystic duct, common hepatic duct, common bile duct, stomach, pylorus, duodenum, pancreas, and small intestine. Also shown are the cystic artery, left and right hepatic arteries, common hepatic arteries, and celiac trunk. --- Image by © Visuals Unlimited/Corbis

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, nếu bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ bài viết cho bạn của bạn nhé. Chúc bạn có một lá gan khỏe mạnh cho một cuộc sống hạnh phúc!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked