Bệnh viêm não mô cầu và những thông tin bạn cần biết

Viêm não mô cầu (viêm màng não do não mô cầu) là loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn não mô cầu khiến nhiều người quan tâm vì dễ lây lan phát sinh thành dịch. Trong bài viết này mình sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh viêm não mô cầu và những thông tin bạn cần biết.

Bệnh nhiễm não mô cầu là gì?

– Bệnh nhiễm não mô cầu bao gồm:

+ Viêm màng não do não mô cầu

+ Nhiễm trùng huyết do não mô cầu.

– Viêm màng não do não mô cầu là một dạng viêm màng não nặng, gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis.

– Nhiễm trùng huyết do não mô cầu xảy ra khi Neisseria meningitidis xâm nhập vào máu.

– Bệnh nhân có thể bị viêm màng não do não mô cầu hoặc nhiễm trùng huyết do não mô cầu riêng lẻ, hoặc cả hai cùng một lúc.

Triệu chứng của bệnh ra sao?

– Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh não mô cầu rất thay đổi, tuy nhiên thường bao gồm:

+ Sốt cao đột ngột

+ Nhức đầu

+ Ói mửa

+ Cứng cổ

+ Phát ban

– Còn có thể gặp tình trạng nhạy cảm với ánh sáng, ngủ gà và lú lẫn.

– Triệu chứng thường khó phát hiện ở trẻ em, có thể biểu hiện bằng chứng ngủ nhiều, dễ kích thích, nôn ói, bỏ ăn.

– Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị co giật. Bệnh não mô cầu có tỷ lệ tử vong khoảng 8 đến 15%.

benh-viem-nao-mo-cau-va-nhung-thong-tin-ban-can-bietTriệu chứng thường xảy ra vào lúc nào?

– Triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 2 đến 10 ngày sau khi phơi nhiễm với mầm bệnh, nhưng thường là sau 3 đến 4 ngày.

– Triệu chứng diễn ra nhanh chóng, đôi khi chỉ trong vài giờ, nhưng thường là trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày.

– Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng chỉ trong vòng mấy giờ sau khi xuất hiện triệu chứng.

– Cần nghĩ đến hội chứng suy thượng thận cấp Waterhouse-Friderichsen khi xuất hiện tử ban xuất huyết, rối loạn đông máu, suy tuần hoàn, xuất huyết ở 2 tuyến thượng thận, ngay cả khi đã được tích cực cấp cứu bằng các thuốc vận mạch inotropes.

Ai thường mắc bệnh nhiễm não mô cầu?

– Vi khuẩn N. meningitidis thường được tìm thấy ở vùng mũi hầu của người nhưng lại không gây bệnh.

– Ước tính khoảng 5-10% dân số có mang vi khuẩn vào một thời điểm bất kỳ nào đó.

– Đa số có phơi nhiễm với N. meningitidis nhưng lại không phát bệnh.

– Chưa hiểu rõ lý do tại sao một số người lại bị bệnh nặng, tuy nhiên các yếu tố như di truyền, miễn dịch đã được đề cập đến (nhiễm siêu vi đi kèm trước đó, suy giảm miễn dịch).

– Điều kiện xã hội (sống chen chúc, phơi nhiễm khói bụi) hoặc các tác nhân vật lý khiến họ càng nhạy cảm với bệnh hơn.

– Ai cũng có thể mắc bệnh nhiễm não mô cầu, tuy bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

– So với những người khác ở cùng lứa tuổi, các tân sinh viên mới vào trường, đặc biệt là những người sống ở ký túc xá, có tỷ lệ mắc nhiễm não mô cầu hơi cao hơn.

Vi khuẩn gây bệnh nhiễm não mô cầu lây lan bằng cách nào?

Vi khuẩn não mô cầu N. meningitidis lây lan do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết ở đường hô hấp và miệng của người nhiễm bệnh (nước bọt, đàm hoặc dịch nhầy ở mũi).

Bao giờ và trong bao lâu thì người nhiễm bệnh có thể lây truyền?

– Bệnh nhân có thể bắt đầu lây truyền từ vài ngày trước khi triệu chứng xuất hiện cho đến khi vi khuẩn không còn tìm thấy trong chất tiết ở mũi, họng của họ.

– Cần cách ly người bệnh trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ kể từ lúc bắt đầu điều trị và bệnh đã thoái triển.

Chẩn đoán bệnh nhiễm não mô cầu?

  • Cấy máu và thử nghiệm PCR (polymerase chain reaction)
  • Hút dịch từ các vị trí vô trùng để quan sát dưới kính hiển vi, cấy và xét nghiệm PCR.
  • Hút từ các vị trí tổn thương ở da để quan sát dưới kính hiển vi, cấy và xét nghiệm PCR
  • Chọc dịch não tủy để quan sát dưới kính hiển vi, cấy và xét nghiệm PCR

GINGKO 120MG 200MG PU

  1. Việc điều trị bệnh não mô cầu ra sao?

– Bệnh não mô cầu có thể được điều trị hiệu quả bằng nhiều loại kháng sinh.

– Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cần được cho dùng các loại kháng sinh như rifampin, ciprofloxacin hoặc ceftriaxone như một biện pháp phòng ngừa để tiệt trừ vi khuẩn gây bệnh có thể hiện diện trong họng của họ.

– Bệnh não mô cầu có tỷ lệ tử vong cao do đó nên được xem là một cấp cứu y khoa. Cần nhập viện điều trị tuy rằng biện pháp cách ly triệt để không phải lúc nào cũng cần thiết.

– Cần điều trị kháng sinh thích hợp càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau khi đã chọc dò dịch não tủy và đánh giá về đại thể.

– Nếu điều trị trước khi chọc dò tủy sống thì cấy dịch não tủy sẽ khó mọc, gây ảnh hưởng đến công tác chẩn đoán về sau.

– Nhiều kháng sinh có khả năng trị được bệnh, bao gồm penicillin, ampicillin, chloramphenicol và ceftriaxone.

– Chloramphenicol hoặc ceftriaxone là những thuốc bổ não được chọn dùng ở các nước đang phát triển do chỉ cần một liều duy nhất cũng đã có hiệu quả đối với viêm màng não do não mô cầu.

 

1 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked